Đèn năng lượng mặt trời đang trở thành xu hướng phổ biến. Nhờ khả năng chiếu sáng bền vững và không tốn điện. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sạc đèn năng lượng mặt trời đúng cách để đạt hiệu suất tối ưu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu toàn bộ quy trình từ thiết lập ban đầu đến bảo trì. Nhằm đảm bảo đèn NLMT luôn hoạt động ở tình trạng tốt nhất.
Đèn năng lượng mặt trời hoạt động dựa trên nguyên lý chuyển đổi quang năng thành điện năng. Tấm pin mặt trời hấp thụ ánh sáng mặt trời, tạo ra dòng điện để sạc pin. Năng lượng này sau đó được lưu trữ trong pin, cung cấp điện cho đèn LED phát sáng vào ban đêm.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sạc pin cho đèn năng lượng mặt trời:
Dưới đây là cách sạc đèn năng lượng mặt trời dành cho người dùng mới:
Tháo màng bảo vệ trên tấm pin năn lượng mặt trời. Lớp màng này có thể cản ánh sáng và giảm hiệu quả sạc.
Bật công tắc nguồn, nếu đèn có nút bật/tắt cơ trên thân đèn năng lượng. Cụ thể là dòng đèn năng lượng mặt trời có cảm biến chuyển động. Bạn cần phải bấm và giữ nút nguồn trên thân đèn 3s để khởi động thiết bị.
Kết nối tấm pin với bóng đèn bằng cách:
Lựa chọn khu vực, vị trí nào mà tấm pin năng lượng có ánh sáng mặt trời trực tiếp. Tránh bóng râm từ cây cối hoặc tòa nhà.
Điều chỉnh góc nghiêng của tấm pin solar từ 10 – 15 độ và phải xoay về hướng nam. Để nhận ánh sáng tối đa 4 – 5 giờ nắng tiêu chuẩn (nhiều nhất có thể trong ngày.)
Làm điều này nhằm mục đích để đảm bảo hệ thống đèn năng lượng mặt trời đã hoạt động bình thường.
Kiểm tra đèn báo sạc trên thân đèn đã nhận sạc hay chưa (nếu có). Cách nhận biết đèn năng lượng mặt trời đang sạc như sau: nếu đèn đã nhận sạc, thì đèn báo sẽ nháy đỏ liên tục.
*** Lưu ý: Một số mẫu đèn năng lượng, bạn phải bấm nút (Auto) màu đỏ trên remote. Thì bo mạch đèn năng mặt trời mới kích hoạt rồi mới thể nhận sạc. Cụ thể là đối với dòng đèn năng lượng Jindian mã JD-T100 đến JD-T300.
| Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn sử dụng đèn năng lượng mặt trời
Thời gian sạc đầy pin của đèn năng lượng mặt trời không cố định mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, nếu bạn lưu ý một số mẹo nhỏ dưới đây của NTech Solar. Bóng đèn năng lượng mặt trời của bạn sẽ hoạt động hiệu quả:
Trong lần đầu tiên sử dụng đèn năng lượng mặt trời. Người dùng nên sạc đầy pin trong vòng 2 ngày. Để tấm pin ngoài nắng tầm 12 giờ dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp. Điều này sẽ giúp kích hoạt và cân bằng các tế bào pin, đảm bảo thời gian sáng và tuổi thọ cho đèn.
Việc sạc đầy pin trong lần đầu tiên sẽ giúp kích hoạt và cân bằng các tế bào pin bên trong, giúp đèn hoạt động ổn định và kéo dài tuổi thọ.
Hầu hết các dòng đèn năng lượng mặt trời đều được trang bị cảm biến ánh sáng thông minh. Cảm biến này có chức năng như một “con mắt”, giúp đèn tự động bật tắt tùy theo cường độ ánh sáng môi trường. Khi cảm biến nhận biết được lượng ánh sáng quá lớn, dù là từ đèn đường hay bất kỳ nguồn sáng nhân tạo nào khác. Đèn NLMT sẽ hiểu nhầm là trời đã sáng và chuyển sang chế độ sạc pin. Dẫn đến việc đèn năng lượng mặt trời không được dù là ban đêm.
Bụi bẩn và lá cây có thể che phủ tấm pin solar, làm giảm khả năng hấp thụ ánh sáng. Làm sạch bề mặt tấm pin năng lượng định kỳ mỗi 6 tháng một lần. Để loại bỏ bụi bẩn, giúp tăng hiệu suất hấp thụ ánh sáng.
Nên thay pin sau 1 – 2 năm sử dụng để đảm bảo tuổi thọ của đèn năng lượng mặt trời.
Lời khuyên: Người dùng nên thường xuyên kiểm tra tình trạng pin của đèn năng lượng. Để đảm bảo đèn năng lượng luôn sẵn sàng sử dụng và tránh tình trạng cạn kiệt pin. Diễn ra ngày qua ngày trong thời gian dài gây chai pin dẫn đến hư hỏng.
Nên mua loại pin liFePo4, với dung lượng lớn, nếu bạn cần thời gian chiếu sáng dài hơn.
Nên mua đèn solar light dùng công nghệ pin năng lượng mặt trời mono. Nếu muốn sạc đầy viên pin dung lượng cao, sạc nhanh và chuyển hóa được nhiều điện hơn khi trời mưa.
Vào mùa đông ánh sáng mặt trời ít hơn nên đèn năng lượng mặt trời không sáng được lâu. Hãy tắt đèn năng lượng mặt trời trong 2 ngày để đèn sạc pin cho thật đầy. Sau đó mới bật đèn năng lượng để sử dụng, thì thời gian sáng của đèn sẽ được lâu hơn. Bằng cách quản lý năng lượng một cách hiệu quả, có thể tránh được hiện tượng xả pin quá sâu và bị cạn pin liên tục mỗi ngày gây hư pin.
Vị trí đặt tấm pin năng lượng mặt trời: Nên đặt đèn ở nơi có nhiều ánh nắng mặt trời trực tiếp nhất để tăng tốc độ sạc. Đặt tấm pin tại khu vực có ánh sáng mạnh nhất trong ngày, như sân thượng hoặc ban công hướng Nam.
Lựa chọn khu vực lắp đặt đèn năng lượng mặt trời cần đảm bảo 2 yếu tố. Đó là phải đảm bảo tính thẩm mỹ và phạm vi chiếu sáng tốt nhất có thể.
Dưới đây là một số lý do cụ thể tại sao cần phải sạc pin đúng cách:
Để giúp bạn tìm hiểu thêm về đèn đèn năng lượng mặt trời. NTech Solar đã cung cấp một số câu trả lời cho một số câu hỏi thường gặp. Bạn có thể tham khảo bên dưới đây.
Không nhất thiết. Tuy nhiên, ánh sáng trực tiếp giúp sạc nhanh và hiệu quả hơn. Trong điều kiện ánh sáng khuất tận (trời mát, đám mây), tấm pin vẫn có thể tạo ra động điện nhưng hiệu suất thấp hơn.
Trong nhà, đèn năng lượng mặt trời sạc rất hạn chế. Do ánh sáng mặt trời không đủ cường độ bức xạ kém, không thể mạnh như ánh sáng mặt trời. Tốt nhất, hãy đặt tấm pin năng lượng gần cửa sổ để hấp thụ năng lượng tự nhiên.
Câu trả lời là: Được. Ngay cả khi trời mưa, nhiều mây,… tấm pin solar vẫn tạo ra động điện nhất định. Tuy nhiên, thời gian sạc có thể kéo dài hơn và độ hiệu quả sạc giảm. Những đèn năng lượng mặt trời vẫn có thể hoạt động bình thường. Giải pháp là bạn nên kết hợp với pin dự trữ dung lượng cao để đèn sáng lâu hơn vào ngày mưa.
Thời gian sạc đầy pin của đèn năng lượng mặt trời phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
Thông thường, thời gian sạc đầy pin của đèn năng lượng mặt trời dao động từ 4-6 giờ dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp. Tuy nhiên, đây chỉ là con số ước tính. Trong thực tế, thời gian sạc có thể ngắn hơn hoặc dài hơn tùy thuộc vào các yếu tố đã nêu ở trên. Với những thông tin trên, hi vọng bạn có thể ước lượng được khoảng thời gian cần thiết. Để sạc đầy pin cho chiếc đèn năng lượng của mình.
Bạn vô tình làm mất chiếc remote điều khiển đèn năng lượng mặt trời. Nên muốn biết cách tắt đèn năng lượng mặt trời mà không cần dùng remote điều khiển? Thì tắt đèn năng lượng mặt trời bằng công tắt nguồn (nếu có) là cách duy nhất bạn có thể áp dụng.
Bạn hãy thử kiểm tra xem đèn năng lượng của bạn có công tắc nguồn vật lý trên thân đèn không. Công tắc nguồn thường được đặt ở vị trí dễ thấy và dễ tiếp cận ở mặt trước. Nếu có, bạn chỉ cần bấm một lần để tắt đèn năng lượng mặt trời. Nếu vẫn không được, thì bạn thử nhấn và giữ nút nguồn này trong vài giây (tầm 3s – 5s), để reset đèn năng lượng mặt trời.
| Có thể bạn quan tâm: Cách tắt cảm biến đèn năng lượng mặt trời
Biết cách sạc đèn năng lượng mặt trời không chỉ giúp tăng hiệu suất mà còn kéo dài tuổi thọ của sản phẩm. Hãy đảm bảo rằng bạn thực hiện đúng các bước thiết lập, vệ sinh định kỳ và kiểm tra pin để đèn luôn hoạt động hiệu quả.
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hoặc gặp khó khăn trong việc tắt/bật đèn năng lượng mặt trời. Bạn có thể cung cấp thêm thông tin chi tiết về loại đèn năng lượng bạn đang sử dụng. Chẳng hạn như hãng sản xuất, model, hoặc gửi hình ảnh của chiếc đèn đó cho chúng tôi để được hỗ trợ nhé.
Hotline: 0987 176 467
Website: https://ntechsolar.vn/
Địa chỉ: 52 Đường 711, Tổ 7, khu phố 12, KDC Đại Học Bách Khoa, Phường Phú Hữu, TP Thủ Đức , TP HCM.
NTech Solar – Địa chỉ mua bán đèn năng lượng mặt trời chính hãng, chất lượng hàng đầu Việt Nam.