Tìm hiểu về cấu tạo đèn năng lượng mặt trời

Đăng ngày: 09/06/2024

Ngày nay, đèn năng lượng mặt trời đang ngày càng phổ biến hơn. Rất nhiều khách hàng đã chuyển qua sử dụng đèn năng lượng để chiếu sáng thay vì đèn điện. Thiết bị này là kết hợp công nghệ hiện đại và năng lượng tái tạo từ ánh sáng mặt trời. Không những có thể hoạt động ngay cả khi cúp điện, mà nó còn rất an toàn cho người sử dụng cũng như tiết kiệm điện. Vậy cấu tạo đèn năng lượng mặt trời như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây, để hiểu rõ hơn về đèn solar nhé!

cấu tạo đèn năng lượng mặt trời

Cấu tạo đèn năng lượng mặt trời gồm những gì?

Về cơ bản cấu tạo của đèn năng lượng mặt trời rất đơn giản. Cấu tạo đèn led năng lượng mặt trời sẽ bao gồm các bộ phận chính sau:

1. Tấm pin năng lượng mặt trời

Tấm pin năng lượng mặt trời là bộ phận quan trọng nhất đổi với đèn năng lượng. Nó có nhiệm vụ hấp thụ ánh sáng mặt trời và chuyển hoá quang năng thành điện năng. Để bóng đèn mặt trời có thể hoạt động cũng như chiếu sáng được.

Gắn tấm pin năng lượng mặt trời

Tấm pin năng lượng có thể được lắp liền với thân đèn hoặc có tấm pin rời. Có hai công nghệ tấm pin nlmt phổ biến: Tấm pin Mono và tấm pin Poly. Nhưng thường thì tấm pin poly được sử dụng phổ biến hơn, vì giá thành rẻ với chi phí hợp lý hơn. Nhưng vẫn đảm bảo hiệu suất sạc và thời gian hấp thụ năng lượng.

2. Bóng đèn LED năng lượng mặt trời

Một bộ phận không kém phần quan trọng là bóng đèn năng lượng mặt trời. Hầu hết 99% các mẫu đèn solar light có trên thị trường đều sử dụng Chip LED SMD. Để cho bóng đèn năng lượng mặt trời có khả năng chiếu sáng tốt hơn, tuổi thọ thì rất cao (lên đến 50.000 giờ). Bền hơn rất nhiều khi so sánh với các loại đèn điện thông thường.

Lắp ráp đèn năng lượng mặt trời

3. Bộ phận lưu trữ năng lượng

Khi nói về cấu tạo của đèn năng lượng mặt trời, không thể không nhắc đến cell Pin lưu trữ. Một chiếc đèn nlmt có thời gian sáng bao nhiêu lâu là phù thuộc hơn 80% vào viên pin lưu trữ này. Nguồn điện năng mà tấm pin năng lượng chuyển hóa được đều được nạp vào bộ phận này để tích trữ. Đèn năng lượng cao cấp thường dùng pin Lithium-ion, chống chai, hiệu suất cao, tuổi thọ lâu dài.

4. Thân đèn

Thân đèn mặt trời thường được làm bằng nhôm đúc nguyên khối hoặc nhựa ABS cao cấp. Ưu điểm bền bỉ, chống nước, chống thấm, chống va đập chuẩn IK08. Thân đèn có nhiệm vụ bảo vệ các bộ phận và linh kiện bên trong, giảm thiểu rủi ro và tác động từ bên ngoài.

đèn năng lượng mặt trời 300w jd 8300l

5. Bộ điều khiển và board mạch điện tử

Bộ điều khiển quản lý sạc sẽ bảo vệ pin cũng như ngắt sạc khi cần thiết. Đặc biệt là bộ điều khiển ánh sáng, nhầm tối ưu hiệu suất trong quá trình sạc/xả pin. Bao gồm cả kiểm soát chế độ cảm biến ánh sáng và chuyển động (radar). Giúp đèn năng lượng mặt trời solar hoạt động ổn định và thông minh hơn.

6. Remote điều khiển từ xa

Remote điều khiển từ xa có mục đích hỗ trợ người dùng điều chỉnh đèn năng lượng một cách dễ dàng hơn. Cụ thể là dùng để điều chỉnh bât/tắt, hẹn giờ tắt, tăng (+)/ giảm (-) độ sáng hoặc cài chế độ Auto ( cảm biến ánh sáng). Để đèn nlmt tự động bật/tắt dựa vào môi trường ánh sáng xung quanh. Phạm vi hoạt động của remote trong khoảng 7 – 15m.

Cách bật tắt đèn năng lượng mặt trời

>>> Xem thêm các bài viết về đèn năng lượng mặt trời tại đây: Đèn năng lượng mặt trời là gì?

Lời Kết

Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo đèn năng lượng mặt trời. Đây là một giải pháp chiếu sáng hiệu quả, thông minh và có thể nói là bền vững nhất hiện nay. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ với bạn bè và người thân để mọi người cùng biết cấu tạo của đèn năng lượng mặt trời. Để biết thêm chi tiết về các sản phẩm đèn năng lượng, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi. Ntech Solar sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn cho bạn 24/7.

Số Hotline: 0987 176 467

Website: https://ntechsolar.vn/

Địa chỉ cửa hàng: 226 Đ. Võ Chí Công, Phường Phú Hữu, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bài viết khác