Tìm hiểu đèn năng lượng mặt trời

Đăng ngày: 02/08/2024

Bạn muốn tìm hiểu đèn năng lượng mặt trời, nhưng vẫn chưa tìm được bài viết nào ưng ý. Đừng lo, vì khi bạn xem hết bài viết nay của chúng tôi, bạn sẽ có được một vốn kiến thức bổ ích cho bản thân. Cùng NTech Solar tìm hiểu về đèn năng lượng mặt trời nhé!

Tìm hiểu đèn năng lượng mặt trời

Tìm hiểu về đèn năng lượng mặt trời từ A đến Z

Đèn năng lượng mặt trời đang trở thành một giải pháp chiếu sáng phổ biến. Nhờ vào những lợi ích vượt trội về tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Để hiểu rõ hơn về loại đèn này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết từ nguyên lý hoạt động, cấu tạo cho đến ưu nhược điểm và độ bền của đèn năng lượng mặt trời.

1. Nguyên lý hoạt động của đèn năng lượng mặt trời

Trước khi tìm hiểu đèn năng lượng mặt trời thì bạn phải biết về nguyên lý hoạt động của đèn năng lượng mặt trời. Khái niệm này đã được công ty ntech giải thích một cách đơn giản và dễ hiểu như sau:

Nguyên lý đèn năng lượng mặt trời

Vào ban ngày: Đèn năng lượng mặt trời sẽ tự động sạc nhờ vào tấm pin năng lượng mặt trời. Năng lượng ánh sáng sẽ được chuyển hóa thành nguồn điện năng nạp vào cell pin lưu trữ. Khi được sạc đầy, đèn sẽ tự động ngắt sạc để bảo vệ pin khỏi tình trạng quá tải.

Vào ban đêm: Khi trời tối, bộ điều khiển thông qua bộ cảm biến ánh sáng sẽ tự động bật đèn sáng. Nhờ vào nguồn điện năng được tích trong viên pin lưu trữ. Thông qua nguyên lý hoạt động này, đèn năng lượng mặt trời có thể tự động tắt đi khi trời sáng và chuyển qua chế độ hấp thụ năng lượng và sạc lại vào cell pin lưu trữ. Quá trình này được lặp đi lặp lại mỗi ngày thông qua bộ điều khiển và chip cảm biến trên đèn năng lượng mặt trời.

| Xem chi tiết tại đây: Nguyên lý hoạt động của đèn năng lượng mặt trời

2. Cấu tạo của đèn năng lượng mặt trời

Đèn năng lượng mặt trời bao gồm nhiều bộ phận quan trọng. Mỗi bộ phận đóng vai trò riêng biệt trong việc đảm bảo hiệu suất và độ bền của bóng đèn NLMT:

Tấm pin năng lượng mặt trời: Được làm từ silicon, tấm pin này có nhiệm vụ hấp thụ ánh sáng mặt trời và chuyển hóa thành điện năng. Hiệu suất chuyển đổi quang năng của tấm pin có thể lên đến 19%. Giúp tối ưu hóa lượng điện năng được tạo ra một cách đáng kể.

Cell lưu trữ năng lượng (pin lithium): Lưu trữ điện năng được tạo ra vào ban ngày để cung cấp cho đèn hoạt động vào ban đêm. Pin sử dụng trong đèn năng lượng mặt trời. Thường là pin lithium có tuổi thọ cao nhờ khả năng sạc xả tốt, lên đến 12 năm.

cấu tạo đèn năng lượng mặt trời

Bộ điều khiển: Điều chỉnh dòng điện, bảo vệ pin khỏi tình trạng quá tải, xả kiệt và đảm bảo tuổi thọ cho pin. Bộ điều khiển cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tự động bật/tắt đèn dựa trên điều kiện ánh sáng môi trường.

Bóng đèn năng lượng: Sử dụng chip LED có ưu điểm tiết kiệm điện năng. Tuổi thọ và hiệu suất chiếu sáng lại rất cao, chất lượng ánh sáng tốt. Chip LED giúp đèn tiêu thụ ít năng lượng hơn so với các loại bóng đèn truyền thống nhưng vẫn đảm bảo độ sáng.

| Tìm hiểu đèn năng lượng mặt trời chi tiết hơn tại đây: Cấu tạo đèn năng lượng mặt trời

3. Ưu nhược điểm của đèn năng lượng mặt trời

Đèn năng lượng mặt trời đang trở thành một giải pháp chiếu sáng phổ biến. Nhờ vào những lợi ích vượt trội về tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, như bất kỳ công nghệ nào, cũng sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Dưới đây là những điểm nổi bật nhất:

3.1 Ưu điểm của đèn năng lượng mặt trời

Tiết kiệm chi phí: Bởi vì bóng đèn mặt trời có thể chuyển hóa ánh sáng thành năng lượng để chiếu sáng. Tính ra, nếu so với bóng đèn điện thì sau 2 năm không phải trả tiền điện cho việc thấp sáng. Qua năm thứ 3 bạn đã lấy lại được số tiền bỏ ra, từ đó trở đi đúng nghĩa là chiếu sáng miễn phí. Vừa có thể dùng khi cúp điện màcòn sinh lời, trong khi chả cần trả tiền điện mỗi tháng.

Thân thiện với môi trường và người sử dụng: Do sử dụng ánh sáng mặt trời thay vì năng lượng hóa thạch. Giúp giảm lượng khí thải CO2, góp phần bảo vệ môi trường sống của chúng ta. Đặc biệt, sau khi tìm hiểu đèn năng lượng mặt trời, thiết bị dùng điện DC. Nên có thể nói là an toàn tuyệt cho người sử dụng.

Đèn treo tường năng lượng mặt trời

Dễ dàng lắp đặt và sử dụng: Vì không cần đấu nối dây điện vì bóng đèn solar không cần kết nối với hệ thống điện lưới. Nên người dùng có thể dễ dàng lắp đặt và mang đi sử dụng ở bất kỳ đâu.

Có thể tự động bật/tắt một cách thông minh: Nhiều mẫu đèn năng lượng mặt trời được trang bị cảm biến ánh sáng. Để thiết bị có thể tự động bật khi trời tối và tắt khi trời sáng.

Độ bền cực cao: Do được thiết kế chống nước và bụi bẩn IP67 để hoạt động bền bỉ trong nhiều năm. Đảm bảo thiết bị có thể hoạt động ổn định trong mọi điều kiện thời tiết. Tấm pin mặt trời, pin lithium và chip LED đều có tuổi thọ cao.

3.2 Nhược điểm của đèn năng lượng mặt trời

Giá thành sản phẩm cao: Mặc dù chi phí vận hành thấp, nhưng chi phí đầu tư lại cao hơn bóng điện. Cụ thể là chi phí mua và lắp đèn năng lượng mặt trời có thể cao hơn so với các loại đèn truyền thống.

Phụ thuộc vào điều kiện thời tiết: Hiệu suất giảm khi trời mưa hoặc nhiều mây vì đèn nlmt phải phụ thuộc vào ánh sáng mặt trời. Trời mà không có năng thì hiệu suất sạc sẽ giảm. Cụ thể là khi trời mưa, mây mù hoặc vào mùa đông sẽ không thể sạc.

Yêu cầu không gian lắp đặt phải thoáng đãng: Đặc biệt là tấm pin năng lượng mặt trời có thể bị che mất một phần. Làm cản trỡ việc hấp thụ ánh sáng. Cần lắp đặt đèn solar ở những nơi không bị che khuất bởi cây cối, tòa nhà hay các vật cản khác.

Gắn tấm pin năng lượng mặt trời

Hiệu suất giảm theo thời gian: Suy giảm hiệu suất của viên pin lưu trữ, chip led và tấm pin năng lượng mặt trời. Chắc chắn các linh kiện trên sẽ bị suy giảm hiệu suất sau một thời gian dài sử dụng. Mặc dù tuổi thọ của chúng khá cao những đây vẫn coi là một nhược điểm.

4. Đèn năng lượng mặt trời có bền không?

Đèn năng lượng có độ bền cao, có thể hoạt động bền bỉ trong nhiều năm. Riêng tấm pin mặt trời là đã có tuổi thọ lên đến 25 năm. Cell pin lưu trữ thường có tuổi thọ thấp hơn chỉ từ 3 đến 5 năm. Bóng LED có thể hoạt động tới 50.000 giờ. Kết hợp với  với việc bảo trì định kỳ, như làm sạch tấm pin solar để tối ưu hóa hiệu suất. Thay thế bảo dưỡng linh kiện solar định kỳ cũng sẽ giúp tăng thời gian sử dụng.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của đèn năng lượng mặt trời bao gồm:

  • Chất lượng linh kiện: Tấm pin mặt trời, pin lithium và chip LED chất lượng cao sẽ. Cũng giúp đèn hoạt động bền bỉ và hiệu quả hơn trong quá trình sử dụng.
  • Kiểu dáng thiết kế: Vỏ đèn làm từ nhôm, nhựa ABS cao cấp hoặc PC. Giúp bảo vệ các bộ phận bên trong khỏi tác động của môi trường như: nước mưa, bụi bẩn và va đập.
  • Bảo trì định kỳ: Mặc dù không yêu cầu bảo dưỡng và làm sạch tấm pin mặt trời định kỳ. Sẽ giúp duy trì hiệu suất và kéo dài tuổi thọ của đèn solar light.

Lời kết

Đèn năng lượng mặt trời là một giải pháp chiếu sáng hiện đại. Vừa tiết kiệm vừa thông minh và an toàn với người sử dụng. Với nguyên lý hoạt động thông minh, cấu tạo đơn giản nhưng vẫn có thể chiếu sáng hiệu quả. Sau khi tìm hiểu về đèn năng lượng mặt trời chúng ta phát hiện.

Tuy còn tồn tại một số hạn chế, nhưng với sự phát triển của công nghệ. Những nhược điểm này ngày càng được cải tiến và hoàn thiện trong tương lai. Điều này đã khiến cho đèn năng lượng mặt trời đang dần trở thành. Một lựa chọn ưu tiên của nhiều gia đình và doanh nghiệp.

NTech Solar – Đơn Vị bán đèn năng lượng mặt trời đáng tin cậy.

Hotline: 0987 176 467

Website: ntechsolar.vn

Địa chỉ cửa hàng: 226 Đ. Võ Chí Công, Phường Phú Hữu, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bài viết khác