Bạn đang tìm cách lắp đèn đường năng lượng mặt trời cho ngôi nhà của mình? Nhưng chưa biết cách gắn đèn năng lượng mặt trời như thế nào, thì hãy tham khảo bài viết dưới đây của NTech. Cụ thể, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách lắp từng loại đèn đường năng lượng. Hi vọng sau khi xem qua, bạn có thể tự tay lắp đèn đường năng lượng mặt trời ngay tại nhà. Hãy cùng theo dõi nhé!
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hai mẫu đèn đường năng lượng phổ biến nhất hiện nay. Đó là đèn năng lượng mặt trời liền thể và đèn bàn chải năng lượng mặt trời.
Đèn liền thể là dòng đèn đường có thiết kế tối giản, tất cả các linh kiện đều được tích hợp thành một khối. Điều này giúp việc lắp đèn năng lượng mặt trời trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn. Khi so sánh với các dòng đèn năng lượng mặt trời bàn chải. Để lắp đặt đèn đường năng lượng mặt trời liền thể, bạn chỉ cần thực hiện theo 03 bước sau:
B1. Gắn đèn liền thể vào cần đèn năng lượng mặt trời
B2. Cố định cần đèn lên tường hoặc cột đèn điện
B3. Điều chỉnh các chế độ ánh sáng của đèn
Lưu ý khi lắp:
Đèn bàn chải năng lượng mặt trời là mẫu đèn đường có kiểu thiết kế linh hoạt và đa dụng hơn. Các linh kiện được tách rời riêng biệt, để bạn có thể gắn được đèn ở nhiều vị trí hơn khi so với các dòng đèn liền thể.
Tiếp theo, chúng ta cần gắn cần cố định đèn đường lên tường hoặc cột. Để thực hiện, bạn cần làm theo các bước sau:
Sau khi đã lắp đặt xong đèn đường, chúng ta cần sử dụng remote để kiểm tra hoạt động của đèn. Để thực hiện, bạn cần làm theo các bước sau:
| Có thể bạn quan tâm: Cách lắp đèn năng lượng mặt trời
Bên cạnh bài hướng dẫn cách lắp đèn đường năng lượng mặt trời solar light. Chúng tôi cũng chia sẻ thêm một số lưu ý quan trọng cần tránh khi gắn đèn năng lượng mặt trời. Hãy cùng theo dõi nhé!
Tấm pin mặt trời là bộ phận quan trọng nhất của đèn năng lượng. Có nhiệm vụ chuyển hóa ánh sáng mặt trời thành điện năng. Do đó, việc lắp đặt tấm pin ở nơi có bóng râm do có vật cản như: đường dây điện, cành cây sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chiếu sáng của đèn.
Để đảm bảo đèn đường năng lượng mặt trời hoạt động hiệu quả. Bạn nên lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời tại vị trí có thể hứng được nhiều ánh sáng mặt trời. Tránh khu vực bóng râm và các nguồn sáng khác bởi vì đèn đường solar hiện nay đa số đều được trang bị cảm biến ánh sáng. Nên việc bạn gắn đèn gần các nguồn sáng khác sẽ khiến đèn hiểu nhầm đây là ánh sáng vào ban ngày và đèn không sáng.
Pin năng lượng mặt trời là thiết bị giúp chuyển hóa ánh sáng mặt trời thành điện năng. Để tấm pin mặt trời hoạt động hiệu quả nhất, thì cần phải được lắp đúng cách. Ở Việt Nam, nằm ở Bắc bán cầu, nên lắp đặt tấm pin mặt trời theo hướng Nam. Hướng Nam là hướng nhận được nhiều ánh sáng mặt trời nhất trong ngày. Góc nghiêng của tấm pin mặt trời sẽ ảnh hưởng đến lượng ánh sáng mặt trời chiếu vào tấm pin.
Độ nghiêng càng nhiều thì lượng ánh sáng mặt trời chiếu vào tấm pin năng lượng càng ít. Do đó, góc nghiêng tối ưu cho tấm pin mặt trời là từ 10 đến 15 độ. Góc nghiêng này có thể giúp tấm pin mặt trời đón được nhiều ánh sáng nhất trong ngày.
Trong một vài trường hợp, người dùng muốn lắp thiết bị ở những vị trí không thuận lợi. Mọi người thường có ý định mua dây nối dài năng lượng mặt trời 5m 10m bên ngoài về “độ chế” khi lặp đặt. Tuy nhiên việc làm này sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro và gây ra nhiều tác hại khác. Mà có thể người bán quên chưa tư vấn cho bạn.
Thứ nhất: hãng từ chối bảo hành khi nối dây hoặc sử dụng dây nối dài không chính hãng. Người dùng sẽ bị hãng từ chối bảo hành cho sản phẩm. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng sẽ phải chịu toàn bộ chi phí sửa chữa hoặc thay thế nếu như có lỗi xảy ra.
Thứ hai: phần mối nối sẽ không bền bởi vì dây dẫn thường được nối dài bằng cách nối thủ công. Các mối nối này không được chắc chắn như dây nối của hãng. Dễ bị bung ra sau một thời gian sử dụng,có thể gây ra chập điện, cháy nổ.
Thứ ba: hãng khuyến cáo không nên nối dây. Các hãng sản xuất đèn mặt trời thường khuyến cáo không nên nối dài dây dẫn. Điều này là do dây nối dài sẽ làm tăng điện trở, giảm hiệu suất sạc. Khi sử dụng dây nối dài, điện trở tổng của hệ thống sẽ tăng lên, dẫn đến giảm hiệu suất sạc giảm.
Lắp đèn đương nlmt ở quá cao làm giảm độ sáng, ảnh hưởng hiệu suất và khó vệ sinh thiết bị. Nếu lắp đèn quá cao sẽ làm giảm bớt độ tỏa sáng của đèn. Đối với các mẫu đèn đường solar có công suất dưới 200W, độ cao tối ưu là từ 3 – 4m. Với những mẫu đèn đường năng lượng công suất lớn hơn từ 300w đến 1000w, độ cao phù hợp là từ 4 – 6m.
Ngoài ra, việc lắp đèn quá cao cũng khiến cho việc vệ sinh tấm pin năng lượng trở nên khó khăn hơn. Khi tấm pin bị bám bụi bẩn, hiệu suất sạc sẽ giảm, dẫn đến đèn sáng kém hơn. Để đảm bảo đèn năng lượng mặt trời hoạt động hiệu quả, bạn nên lắp đèn ở độ cao phù hợp.
Qua bài viết hướng dẫn cách lắp đèn đường năng lượng mặt trời này. NTech Solar hi vọng rằng bạn đã có thể tự gắn cho mình một bộ đèn đường led năng lượng mặt trời đúng cách. Từ đó tận hưởng nguồn ánh sáng miễn phí mỗi ngày cùng nhiều tiện ích khác khi chuyển qua dùng đèn năng lượng. Liên hệ ngay với NTech Solar để được hỗ trợ mua đèn đường năng lượng với giá tốt nhé.
CÔNG TY TNHH NTECH SOLAR